Gặp "đại gia" làng sừng
Làng nghề chạm sừng Thụy Ứng từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng sừng. Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nghề truyền thống độc đáo, người thợ tài hoa Nguyễn Văn Sử tiếp bước ông cha biến những mảnh sừng thô cứng trở nên mềm mại, có hồn khối. Với mẫu mã phong phú, tinh xảo, chất lượng cao, sản phẩm làm từ sừng của anh đã được nhiều người trong và ngoài nước đón nhận. “Muốn gắn bó với nghề thì phải yêu nghề”
"Lược sừng Thụy Ứng chàng ơi
Trăm nghề quê thiếp, thiếp mời chàng mua"
Trăm nghề quê thiếp, thiếp mời chàng mua"
Sinh ra ở làng nghề Thụy Ứng (Hoà Bình,Thường Tín, Hà Nội) có nghề làm lược sừng nổi tiếng, những câu hát, lời ru trong trẻo đã truyền cho anh Nguyễn Văn Sử tình yêu, niềm đam mê nghề thủ công truyền thống của quê cha, đất tổ. Giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề làm lược sừng cũng bao phen “chìm nổi”, có những thời điểm trong làng có đến 70 - 80% người dân làm nghề chế tác sừng. Nhưng thời bao cấp con trâu, bò rất quí vì được sử dụng để cày cấy chứ không được giết mổ bừa bãi. Chỉ có trâu, bò quá già yếu mới được giết, mổ nên nghề làm lược sừng rất hạn chế vì thiếu nguyên liệu. Nên, cả làng đã phải chuyển sang làm lược gỗ, lược nhựa để bán mưu sinh, nghề làm lược sừng gần như bị mai một.
Từ một cơ duyên đã tạo ra sự đột phá trong hướng phát triển nghề của anh, năm 2003 khi Việt Nam đăng cai tổ chức Seagames, anh được cả làng chọn là người đại diện cho làng lên phát biểu về làng nghề. Đặc biệt, khi tham gia Hội chợ du lịch làng nghề Hà Tây (cũ), anh Sửu mới giật mình vì gian hàng bày bán sản phẩm của gia đình mình nườm nượp khách, đông hơn cả các làng nghề có tiếng khác như mây tre đan, khảm trai, đúc đồng…Thấy sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường anh đầu tư mở rộng xưởng sản xuất. Bằng niêm đam mề, tính tự kiêu của người thợ làng nghề anh ý thức cần phát triển nghề tổ của làng.
Với bao nhiêu sừng trâu đã phải mất hơn chục triệu tiền công nhân
Với đôi tay tai hoa và sự nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh, nắm bắt được tâm lý của khách hàng bên cạnh những chiếc lược truyền thống, anh Sử cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm. Các sản phẩm lược, vòng tay, nhẫn, trâm cài tóc, kẹp tóc… mỗi loại lại có nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau.
Công phu từ khâu lựa nguyên liệu
Với quy mô sản xuất sừng của anh Sử và cả làng Thụy Ứng thì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ. Ngoài thu mua nguyên liệu sừng trong cả nước, anh còn nhập nguyên liệu từ các nước khác như Lào, Campuchia, các nước Châu Phi. “Sừng của mỗi Châu lục lại có một màu sắc kiểu dáng khác nhau, vì vậy, do nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nên chúng tôi phải nhập khẩu nguyên liệu. Sản phẩm nhờ vậy cũng trở lên phong phú, đa dạng màu sắc hơn”, anh Sử chia sẻ. Sừng trâu ở mỗi nơi lại có màu sắc khác nhau, sừng Việt Nam có màu đen, sừng Châu Phi có màu ngà. Những con trâu già, to khỏe sẽ cho chất lượng sừng tốt hơn, sừng dày, bóng, có những đường vân đẹp.
Công phu từ khâu lựa nguyên liệu
Với quy mô sản xuất sừng của anh Sử và cả làng Thụy Ứng thì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ. Ngoài thu mua nguyên liệu sừng trong cả nước, anh còn nhập nguyên liệu từ các nước khác như Lào, Campuchia, các nước Châu Phi. “Sừng của mỗi Châu lục lại có một màu sắc kiểu dáng khác nhau, vì vậy, do nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nên chúng tôi phải nhập khẩu nguyên liệu. Sản phẩm nhờ vậy cũng trở lên phong phú, đa dạng màu sắc hơn”, anh Sử chia sẻ. Sừng trâu ở mỗi nơi lại có màu sắc khác nhau, sừng Việt Nam có màu đen, sừng Châu Phi có màu ngà. Những con trâu già, to khỏe sẽ cho chất lượng sừng tốt hơn, sừng dày, bóng, có những đường vân đẹp.
Kho nguyên liệu sừng của gia đình anh Nguyễn Văn Sử
Lược sừng là loại lược tốt nhất dành cho tóc. Lược sừng giúp ngăn ngừa và khắc phục gẫy rụng tóc, massage da đầu duy trì lưu thông mang protein chất dinh dưỡng và khoáng chất đến chân tóc. Chải tóc bằng lược sừng nhiều lần một ngày có thể massage da đầu và các dây thần kinh não thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn căng thẳng và mệt mỏi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lược làm giả lược sừng. Trao đổi với chúng tôi, anh Sử bật bí “muốn biết lược có phải bằng sừng hay không cách đơn giản và hiệu quả nhất là đốt. Nếu là sừng thì khi đốt lược sẽ bị mềm ra đến một nhiệt đô nhất định sừng sẽ cháy rụi, cháy như tóc cháy.”
Sản xuất không kịp đơn đặt hàng
Mỗi ngày xưởng của anh Nguyễn Văn Sử làm ra hàng trăm sản phẩm. Hiện nay sản phẩm làm từ sừng của anh có mặt ở khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là ở các khu mua sắm, giải trí của Hà Nội như Vincom, Tràng Tiền PLAZA, Lăng Bác, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám….Dọc tuyến du lịch Hà Nội - Hạ Long khắp các cửa hàng đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng đều có bóng dáng sản phẩm của anh. Sản phẩm làm từ sừng của anh chủ yếu được khách hàng về tận xưởng đặt hàng. Anh Sử tâm sự: “Mình làm lâu năm trong nghề nên cũng được nhiều người biết đến và có uy tín, khách hàng biết đến và tự tìm về đặt hàng”. Ngoài cung cấp theo đơn đặt hàng, gia đình anh Sử cũng có một của hàng trong siêu thị Vincom, hai gian hàng ở Hạ Long.
Nhằm tận dụng nguyên liệu bảo vệ môi trường, xưởng chế tác sừng của anh Sử không bỏ phí một phần nào của sừng. Anh tận dụng đến những miếng sừng nhỏ nhất làm vật trang trí, ngay cả bụi của sừng cũng được anh hút lại để bán cho người dân làm phân bón cho lúa. Sử dụng hết các nguyên liệu vừa tăng thêm thu nhập vừa đảm bảo môi trường.
Ấp ủ hoài bão thành lập công ty, anh Nguyễn Văn Sử đã hướng các con học tài chính, kinh doanh. Anh Sử đang từng bước thực hiện dự định thành lập công ty, “Trước mắt tôi đang xây nhà để trưng bày những sản phẩm làm từ sừng mà tôi tâm đắc. Sau khi nhà được xây xong, tôi sẽ bố trí lại xưởng để du khách đến đây vừa có thể xem những tác phẩm làm từ sừng lại vừa được tận mắt thấy quy trình làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng.
Một số sản phẩm của người thợ Nguyễn Văn Sử:
Sản xuất không kịp đơn đặt hàng
Mỗi ngày xưởng của anh Nguyễn Văn Sử làm ra hàng trăm sản phẩm. Hiện nay sản phẩm làm từ sừng của anh có mặt ở khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là ở các khu mua sắm, giải trí của Hà Nội như Vincom, Tràng Tiền PLAZA, Lăng Bác, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám….Dọc tuyến du lịch Hà Nội - Hạ Long khắp các cửa hàng đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng đều có bóng dáng sản phẩm của anh. Sản phẩm làm từ sừng của anh chủ yếu được khách hàng về tận xưởng đặt hàng. Anh Sử tâm sự: “Mình làm lâu năm trong nghề nên cũng được nhiều người biết đến và có uy tín, khách hàng biết đến và tự tìm về đặt hàng”. Ngoài cung cấp theo đơn đặt hàng, gia đình anh Sử cũng có một của hàng trong siêu thị Vincom, hai gian hàng ở Hạ Long.
Nhằm tận dụng nguyên liệu bảo vệ môi trường, xưởng chế tác sừng của anh Sử không bỏ phí một phần nào của sừng. Anh tận dụng đến những miếng sừng nhỏ nhất làm vật trang trí, ngay cả bụi của sừng cũng được anh hút lại để bán cho người dân làm phân bón cho lúa. Sử dụng hết các nguyên liệu vừa tăng thêm thu nhập vừa đảm bảo môi trường.
Ấp ủ hoài bão thành lập công ty, anh Nguyễn Văn Sử đã hướng các con học tài chính, kinh doanh. Anh Sử đang từng bước thực hiện dự định thành lập công ty, “Trước mắt tôi đang xây nhà để trưng bày những sản phẩm làm từ sừng mà tôi tâm đắc. Sau khi nhà được xây xong, tôi sẽ bố trí lại xưởng để du khách đến đây vừa có thể xem những tác phẩm làm từ sừng lại vừa được tận mắt thấy quy trình làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng.
Một số sản phẩm của người thợ Nguyễn Văn Sử:
Theo: Làng Nghề Việt Nam
Nhóm tin
Video
Tin nổi bật
- XÃ HÒA BÌNH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG DIỄN TẬP CHIẾN ĐẤU PHÒNG THỦ NĂM 2020 12/10/2020
- THƯỜNG TÍN GIÀNH GIẢI NHẤT CHUNG KHẢO HỘI THI THIẾU NHI TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU SÁCH HÈ THÀNH PHỐ 12/10/2020
- Xã Hòa Bình nỗ lực về đích nông thôn mới trong năm 2019 12/10/2020
- Bế mạc Hội thao Quốc phòng lực lượng Dân quân tự vệ huyện Thường Tín năm 2020 12/10/2020
- Thường Tín tổ chức thành công Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị lực lượng dân quân tự vệ năm 2020 12/10/2020
- Nghệ nhân nguyễn văn Sử 13/10/2020
- Nghệ nhân Nguyễn Văn Kiến 13/10/2020
- Phát triển du lịch làng nghề truyền thống Thủ đô 13/10/2020
Tin liên quan
- Vị tổ nghề ở làng lược sừng thụy ứng (Ngày 13/01/2021)
- 8x thành tỷ phú từ chiếc lược sừng trâu (Ngày 13/01/2021)